Nhắc đến Đăk Lăk có lẽ các bạn sẽ nghĩ ngay tới bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” phải không nào? Có thể nói đây là vùng đất của những chú voi gắn liền với nhiều bạn nhỏ. Ngoài ra ở đây còn có những cánh rừng cà phê xanh bạt ngàn, xen lẫn vào đó là những ngôi nhà sàn của người dân tộc. Nơi đây hiện lên những phong cảnh tuyệt đẹp phải không nào. Hãy cùng bản đồ tỉnh Đăk Lăk khám phá vùng đất này nhé.
Bản đồ tỉnh Đăk Lăk
Qua bản đồ tỉnh Đăk Lăk, ta biết Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm ở tọa độ từ 107o28’57”- 108o59’37” độ kinh Đông và từ 12o9’45” – 13o25’06” độ vĩ Bắc. Tỉnh có độ cao trung bình từ 400 – 800 m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao là 2442 m so với mực nước biển, đây cũng chính là đỉnh núi cao nhất ở Đắk lắk.tỉnh có diện tích là 13.030,5 km2. Dân số toàn tỉnh là 1.874.500 người. Tỉnh Đắk Lắk giáp Phú Yên và Khánh Hoà ở phía Đông. Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp nước bạn Campuchia và phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Địa hình chủ yếu ở Đắk Lắk có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu nơi đây chia thành hai tiểu vùng: vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết nơi đây chia làm 2 mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng, lượng mưa trung bình năm tỉnh đạt từ 1600–1800 mm. Tỉnh Đắk Lắk gồm có 15 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, được phân chia thành 184 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 phường, 12 thị trấn và 152 xã. Trên địa bàn tỉnh có Sân bay Buôn Ma Thuột có các tuyến từ Buôn Ma Thuột đến các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. Vinh. Hải Phòng. Ngoài ra, tỉnh có 14 tỉnh lộ với tổng chiều dài 460 km, có quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình Dương…Song song với biên giới Campuchia có quốc lộ 14C, thành phố Buôn Ma Thuột nối với tỉnh Lâm Đồng trên Quốc lộ 27, Quốc lộ 26 nối Đắk Lắk với Tỉnh Khánh Hòa và nối với quốc lộ 1A tại thị trấn Ninh Hoà, huyện Ninh Hoà, Tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 29 nối thị xã Buôn Hồ với tỉnh Phú Yên tại cảng Vũng Rô.
Bản đồ hành chính huyện Đăk Song
Dựa vào bản đồ hành chính huyện Đăk Song, cho thấy huyện được thành lập ngày 21 tháng 6 năm 2001 dựa trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Đắk Nông và Đắk Mil. Huyện Đắk Song là một trong tám đơn vị hành chính cấp huyện trong tỉnh Đắk Nông, cách thị xã Gia Nghĩa 38 km về phía Bắc, trên quốc lộ 14 theo hướng đi Buôn Ma Thuột. Huyện giáp với Đăk Mil ở phía Bắc, Krông Nô ở phía Đông Bắc, Đăk Glong ở phía Đông và Đông Nam, Đăk R’Lấp ở phía Tây và Gia Nghĩa ở phía Nam.
Diện tích toàn huyện rộng 808,1 km²,dân số huyện là 56.829 nghìn người. Hiện nay, huyện Đắk Song có 9 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Đức An và 8 xã: Đắk Hòa, Đắk Môl, Đắk N’Drung, Nam Bình, Nâm N’Jang, Thuận Hà, Thuận Hạnh, Trường Xuân. Nơi đây còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như: Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên, bản văn hóa truyền thống Bu P’râng, thác Lưu Ly, thác 7 tầng, xã Đắk N’Drung, thác Đắk Rung, suối khoáng Đắk Môl.
Bản đồ hành chính huyện Cư Kuin tỉnh Đăk Lăk
Qua bản đồ hành chính huyện Cư Kuin, ta biết huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm Thành phố Buôn Ma Thuột 19 km. Phía Đông huyện giáp huyện Krông Pak và Krông Bông, phía Tây Nam giáp huyện Krông Ana và huyện Lắk, phía Bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột. Huyện Cư Kuin có 8 đơn vị hành chính cấp xã: Cư Êwi, Dray Bhăng, Ea Bhôk, Ea Hu, Ea Ktur, Ea Ning, Ea Tiêu, Hòa Hiệp. Vị trí giao thông tại đây thuận lợi cho giao thương, đặc biệt quốc lộ 27 tuyến đi từ Buôn Ma Thuột tới Đà Lạt. Đường thủy cũng được chú ý, đặc biệt về mùa khô phải bơm nước tưới cho các vùng trồng cây nông nghiệp cũng như công nghiệp, nên hệ thống tưới tiêu được khai thác tại các nguồn tại chỗ, chủ yếu là nước ngầm từ các giếng trong lô, rẫy người dân tự túc đào phục vụ tưới tiêu. Huyện Cư Kuin có gần 20 dân tộc chung sống, dân tộc tại chỗ là Êđê, còn lại là dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào. Tôn giáo ở đây gồm có Thiên chúa giáo, phật giáo, tin lành, Cao Đài. Trình độ dân trí ở huyện vẫn chưa đồng đều, do các điều kiện và phong tục khác nhau được hội tụ từ khắp đất nước. Thể dục thể thao ở đây chưa phát triển mạnh chủ yếu theo hướng tự phát, sân bãi cho dùng cho thể thao diện tích khá ít, bị thu hẹp lại.
Bản đồ du lịch tỉnh Đăk Lăk
Dựa vào bản đồ du lịch tỉnh Đăk Lăk, ta biết một số địa điểm du lịch tại tỉnh này. Du lịch ở tỉnh Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp từ cảnh quan, sinh thái, môi trường đến truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như hồ Lắk, Thác Gia Long, Thác Krông Kmar, cụm du lịch Buôn Đôn, Diệu Thanh, Tiên Nữ… ngày nay du khách còn chuộng thêm khu du lịch Ko Tam.
Các loại bản đồ tỉnh Đăk Lăk
- Bản đồ tỉnh Đăk Lăk
- Bản đồ du lịch tỉnh Đăk Lăk
- Bản đồ hành chính tỉnh Đăk Lăk
Đắk Lắk không những là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam (nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng). Một phố núi dịu dàng và tĩnh lặng, nhưng lại vô cùng quyến rũ bởi những dãy núi đồi hùng vĩ, những cánh rừng cà phê xanh bạt ngàn, là sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp hoang sơ của núi rừng và sự pha lẫn nét hiện đại của phố thị. Hãy sắm cho mình tấm bản đồ tỉnh Đăk Lăk và tới đây thăm nhé.