Là vùng đất có nền văn hóa lâu đời với nhiều di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, nhiều di sản văn hóa phi vật thể như trống đồng Ngọc Lũ ghi dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn, sách đồng Bắc Lý, bia Sùng Thiện Diên Linh, bia Đại Trị. Bên cạnh là một cội nguồn văn minh lúa nước và nền văn hóa dân gian khá phong phú qua các làn điệu hát chèo, hát chầu văn, hát bóng, hát ả đào, hát dậm… cùng cả trăm lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm, trong đó có những lễ hội như đền Trần Thương, chùa Đọi, đền Trúc – Ngũ Động Sơn, vật võ Liễu Đôi… Đặc biệt đến với Hà Nam bạn sẽ biết được nhiều làng nghề nổi tiếng như lụa Nha Xá, trống Đọi Tam, mây tre đan Ngọc Động (Duy Tiên), sừng mỹ nghệ Đô Hai (Bình Lục), thêu ren An Hòa, Hòa Ngãi (Thanh Liêm), mộc Cao Đà, gốm Đanh Xá, Quyết Thành. Hãy cùng tìm hiểu bản đồ tỉnh Hà Nam để hiểu rõ hơn về tỉnh thành này.
Giới thiệu bản đồ tỉnh Hà Nam
Vị trí địa lý tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam có vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế – văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ.
Nhìn vào bản đồ tỉnh Hà Nam ta thấy Hà Nam là một tỉnh nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc tiếp giáp với Hà Nội, phía Đông giáp với tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, Đông Nam giáp Nam Định và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình. Vị trí này giúp Hà Nam ngày một phát triển về kinh tế.
Địa hình của tỉnh
Địa hình nơi đây có sự tương phản rõ giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi thông qua bản đồ tỉnh Hà Nam. Hướng tây bắc-đông nam là hướng dốc của địa hình theo thung lũng sông Hồng, sông Đáy và dãy núi đá vôi Hòa Bình-Ninh Bình.
Bản đồ tỉnh Hà Nam cho thấy, phía tây của tỉnh (chiếm khoảng 10-15% diện tích lãnh thổ tỉnh Hà Nam) là vùng đồi núi bán sơn địa với các dãy núi đá vôi, núi đất và đồi rừng, nhiều nơi có địa hình dốc. Phía đông là vùng đồng bằng do phù sa bồi tụ từ các dòng sông lớn (chiếm khoảng 85-90% lãnh thổ tỉnh Hà Nam). Phần lớn đất đai ở vùng này bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc.
Khí hậu
Hà Nam có điều kiện khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Hai mùa chính trong năm là mùa hạ và mùa đông, với các hướng gió thịnh hành như: về mùa hạ gió nam, tây nam và đông nam; mùa đông gió bắc, đông và đông bắc.
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam
Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh lỵ của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Thanh Liêm, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, và huyện Bình Lục.
Theo thống kê mới nhất, dân số của tỉnh Hà Nam là 811.126 người, với mật độ dân số là 941 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,14 %/năm. Trong đó dân số nông thôn là 742.660 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 68.466 người (chỉ chiếm 8,5%).
Chính sách quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hà Nam đến năm 2020: Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Hà Tĩnh có 476.985 ha đất nông nghiệp, chiếm 79,53%; đất phi nông nghiệp là 105.446 ha, chiếm 17,58%; đất đô thị 38.099 ha, chiếm 4,12%.
Đến năm 2020, đối với các khu chức năng, khu sản xuất nông nghiệp có 67.520 ha; khu lâm nghiệp 306.903 ha; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có 74.510 ha; khu phát triển công nghiệp 5.769 ha; khu đô thị có 1.828 ha; khu thương mại – dịch vụ 706 ha; và khu dân cư nông thôn có 56.975 ha. Từ năm 2016-2020, chuyển 17.750 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu 6.198 ha sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp; và chuyển 60 ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
Với truyền thống hiếu học, cần cù và sáng tạo của con người Hà Nam cùng nguồn tài nguyên nhân văn – du lịch khá phong phú, Hà Nam có nhiều yếu tố tích cực để trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều sự chú ý của khách du lịch bốn phương… Thông qua bản đồ tỉnh Hà Nam người xem được cập nhật thông tin một cách cụ thể về vị trí địa lý, sự đa dạng về đất đai, địa hình và thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, vv… của Hà Nam. Đó là những yếu tố góp phần tích cực để phát triển một nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp tiên tiến và đa dạng, cả về chăn nuôi và trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản cho tỉnh Hà Nam. Tiềm năng về phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn rất lớn, với chính sách đầu tư mạnh mẽ, khai thác và sử dụng một cách hợp lý của tỉnh nhà sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội. Hà Nam sẽ là một điểm đến để đầu tư kinh tế, du lịch trong tương lai.