Long An vừa mang nét duyên dáng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, lại có đặc điểm của miền đông Nam Bộ. Đã làm cho vùng đất này mang nhiều nét văn hóa độc đáo, phong phú của vùng sông nước. Đến với Long An bạn sẽ cảm nhận được sự đa dạng giữa nét đẹp sông nước miền tây lẫn những văn hóa văn hóa Óc Eo mà chỉ riêng Long An mới có. Nếu có dịp đến với Long An, bạn không thể nào bỏ qua một địa danh nổi tiếng với đặc trưng là hương thơm của hoa sen, khám phá những con đường xuyên rừng mát rượi đó là tỉnh Long An. Để việc du lịch, tìm hiểu vùng đất này được dễ dàng hơn khi đi du lịch thì bạn không thể thiếu một vật dụng quan trọng đó là bản đồ tỉnh Long An
Giới thiệu bản đồ tỉnh Long An
Quan sát bản đồ tỉnh Long An, các bạn có thể thấy đây là một tỉnh trực thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, cách 50km theo đường quốc lộ 1A là trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Trực thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và cũng chính là cầu nối quan trọng giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long với Đông Nam Bộ. Tỉnh Long An tiếp giáp ở phía Đông là thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, giáp với tỉnh Đồng Tháp ở phía Tây, điều đặc biệt là Long An tiếp giáp vương quốc Campuchia ở tỉnh Svay Riêng về phía bắc, nếu đi về phía nam chính là tỉnh Tiền Giang. Để biết rõ hơn về vị trí của tỉnh Long An, bạn có thể tìm mua bản đồ Đồng Bằng Sông Cửu Long hoặc mua bản đồ Tây Nam Bộ.
Long An với địa hình bị phân cắt bởi một hệ thống sông và một chuỗi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài đạt tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ được tạo nên bởi sự kết hợp của sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, kênh Dương Văn Dương, … trong đó sông Vàm Cỏ là sông lớn nhất chảy qua Long An.
Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh tương đối rộng với 449.194,49 ha, dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013.
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành, Thủ Thừa, Thanh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn.
Tỉnh Long An nằm trong khu vực có nền khí hậu là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo vì vậy có nền nhiệt ẩm phong phú, thời gian bức xạ dài, ánh nắng dồi dào, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Long An có nhiệt độ 27,2 – 27,7 °C. Đây chính là nhiệt độ trung bình tháng. Thường vào tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C, nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C rơi vào tháng 4 .
Lượng mưa hàng năm có sự dao động thấp nhất từ 966 và cao nhất là từ 1.325 mm. Vào mùa mưa chiếm từ 70 – 82% tổng lượng mưa cả năm của toàn tỉnh. Mưa phân bổ không đều, bắt đầu từ ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh xuống dần về phía Tây và Tây Nam sẽ có lượng mưa giảm dần. Lượng mưa ít trên toàn tỉnh thường tập trung vào các huyện ở phía Đông Nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm của tỉnh Long An là 80 – 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân trong ngày từ 6,8 – 7,5 giờ/ngày và thời gian chiếu sáng bình quân năm từ 2.500 – 2.800 giờ. Mức biến động từ 2 đến 4 °C chính là biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm của tỉnh Long An . Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 cho đến cuối tháng 10.
Bản đồ quy hoạch Long An
Nhìn vào bản đồ quy hoạch tỉnh Long An, ta có thể thấy các nội dung cơ bản sau đây:
- Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4666/QĐ-UBND ngày 30/12/2013.
- Hàng rào phát triển vùng tỉnh Long An gồm Quốc lộ 1, đường cao tốc, đường sắt tốc độ cao nối Long An với TP HCM và Vùng đồng bằng sông Cửu Long; trục hành lang vành đai 3 và 4 kết nối Long An với sân bay quốc tế Long Thành và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép – Thị Vải; trục hành lang đường Hồ Chí Minh, đường N1 kết nối Long An với vùng TP HCM, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên; trục hành lang Quốc lộ 62 kết nối vùng Đồng Tháp Mười với hành lang Xuyên Á; trục hành lang kinh tế – đô thị quốc gia Quốc lộ 50 kết nối vùng công nghiệp cảng Long An (Cần Giuộc) với TP HCM và tỉnh Tiền Giang; Các con sông kết nối Long An với TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long chính là sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Cần Giuộc, đây cũng chính là trục hành lang kinh tế quan trọng của đường thủy quốc gia
- Theo dự định của Chính Phủ số lượng đô thị trên tỉnh Long An theo quy hoạch vùng tỉnh như sau: Năm 2020: Có 25 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (Tân An), 3 đô thị loại III (Kiến Tường, Bến Lức, Hậu Nghĩa), 8 đô thị loại IV (Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Tân Hưng, Vĩnh Hưng) và 13 đô thị loại V (Tân Trụ, Tầm Vu, Đông Thành, Hiệp Hòa, Mỹ Hạnh, Gò Đen, Lương Hòa, đô thị Cảng Long An, Long Đức Đông, Bình Phong Thạnh, Rạch Kiến, Mỹ Quý, Hậu Thạnh Đông).
Bản đồ Cần Giuộc – Long An
Cần Giuộc là một huyện thuốc tỉnh Long An. Nhìn vào bản đồ hành chính huyện Cần Giuộc tỉnh Long An ta có thể thấy, huyện Cần Giuộc gồm: Xã Mỹ Yên, Xã Tân Tập, xã Tân Lập, xã Phước Vĩnh Đông, xã Đông Thạnh, xã Phước Vĩnh Tây, xã Phước Lại, xã Long Phụng, xã Long An, xã Trường Bình, xã Tân Kim, xã Long Hậu, xã Phước Lý, xã Thuận Thành, xã Mỹ Lộc, xã Long Thượng, xã Phước Hậu, xã Phước Lâm, thị trấn Cần Giuộc.
Các loại bản đồ Long An
Tùy mục đích sử dụng của từng khách hàng mà bạn có thể chọn cho mình mẫu bản đồ với hình thức, màu sắc, kích thước khác nhau. Dưới đây là một số mẫu bản đồ thông dụng:
- Bản đồ giao thông tỉnh Long An
- Bản đồ kinh tế tỉnh Long An
- Bản đồ du lịch tỉnh Long An…
Về Long An Bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn với trải nghiệm tát mương bắt cá, đi cầu khỉ,… Mặc trên mình bộ áo bà ba kèm khăn rằn, bạn như được hóa thân thành người nông dân miền tây sông nước. Lội trên những con mương, mò bắt từng còn cá, lấm bẩm bởi bùn nhưng vô cùng thú vị. Những con cá sau khi bắt được có thể đem lên bờ chế biến tươi ngon những món ăn đặc sản nơi đây như cá nướng, lẩu cá,… Còn rất nhiều những điều thú vị đang chờ bạn phía trước. Tìm mua bản đồ tỉnh Long An để biết thêm thông tin chi tiết về đường đi, vị trí, diện tích,…